Muối nở (Baking soda) có đặc tính là khi tiếp xúc với các chất có tính axit sẽ tạo ra CO2. Hãy cùng imonanngon tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!
Muối nở Baking soda là gì?
Tác dụng của baking soda trong đời sống
Về bản chất, đây là hợp chất Natri Bicacbonat (NaHCO3). Baking soda còn có tên gọi dân dã khác như: thuốc muối, muối nở… thường được dùng đa dạng ở các ngành, lĩnh vực.
Muối nở có tính lưỡng tính (tính bazo và axit), có khả năng hút ẩm, dạng tinh thể rắn màu trắng và hơi có vị mặn.
Tác dụng của Banking Soda – nguyên liệu làm bánh
Trong làm bánh các chất có tính axit thường thấy là:
+ Mật ong
+ Molasses (mật mía)
+ Maple syrup
+ Đường nâu
+ Nước ép hoa quả
+ Buttermilk
+ Kem chua
+ Sữa chua
+ Cocoa
+ Chocolate
Trong các công thức làm bánh có sử dụng các nguyên liệu trên muối nở thường được dùng để trung hòa lượng axit.
Khí CO2 sinh ra từ phản ứng hóa học giữa muối nở và các nguyên liệu có tính axit thường bốc hơi và thoát ra khỏi bột khá nhanh.
Chính vì vậy một kinh nghiệm khi làm các loại bánh này là sau khi trộn bột xong sẽ đem bánh đi nướng càng nhanh càng tốt. Việc để lâu sẽ khiến khí CO2 thoát ra hết, bánh nướng lên sẽ nở kém, thậm chí là không nở được.
Khi bảo quản muối nở phải để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để bột tiếp xúc trực tiếp với không khí, độ ẩm cao.
– Với muối nở để lâu có một cách để thử xem còn dùng được không là: Pha muối nở với dấm (tỉ lệ: 1 – 2 gr muối nở với 10ml dấm), muối nở còn tốt thì sẽ sủi bọt ngay lập tức. Còn nếu không các bạn nên bỏ đi, hoặc chuyển mục đích sử dụng.
Ngoài việc sử dụng trong làm bánh thì muối nở cũng có nhều công dung khác, có thể kể đến:
+ Giúp các món thịt hầm nhanh nhừ hơn
+ Giảm đau dạ dày (do có khả năng trung hòa axit)
+ Tẩy rửa các vết bẩn trong bếp.
Kết luận
Muối nở Banking Soda là nguyên liệu làm bánh phổ biến mà thường xuyên bắt gặp. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng có được sự kết hợp phù hợp tốt hơn. Cùng tham khảo theo các thông tin ở trên nhé!