So sánh ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực Việt Nam

Với người Việt Nam món ăn không chỉ cần ngon, đẹp mắt mà phải mang lại may mắn và sự thịnh vượng. Người Trung Quốc rất coi trong sự toàn vẹn, nên các món ăn cũng phải thể hiện sự đầy đủ, nếu thiếu sẽ là điều chẳng lành, vì sự việc không được “đầu xuôi, đuôi lọt”… Cùng imonanngon tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!

So sánh ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực Việt Nam
So sánh ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực Việt Nam

STT

ĐẶC ĐIỂM ẨM THỰC VIỆT NAM

ẨM THỰC TRUNG HOA

1 Quan điểm “Có thực mới vực được đạo”.

   Món ăn không chỉ cần ngon, đẹp mắt mà phải mang lại may mắn và sự thịnh vượng

“Dân dĩ thực vi tiên”

   Người Trung Quốc rất coi trong sự toàn vẹn, nên các món ăn cũng phải thể hiện sự đầy đủ, nếu thiếu sẽ là điều chẳng lành, vì sự việc không được “đầu xuôi, đuôi lọt”, các món ăn từ cá thường được chế biến nguyên con, gà được chặt thành miếng rồi xếp đầy đủ trên đĩa

2 Dụng cụ ăn Bằng đũa Bằng đũa
3 Cách chế biến   Tính ít mỡ.

   Đậm đà hương vị.

   Tính tổng hòa nhiều chất nhiều vị.

   Tính ngon và tính lành.

   Tính cộng đồng hay tính tập thể.

   Tính hiếu khách.

   Phương pháp chế biến: Nấu, nướng, luộc, xào, rán chiên, quay, hầm, lùi, hấp, áp chảo, trui, lụi…

Rất nhiều chất béo.

Ít tổng hợp nhiều vị.

Phương pháp chế biến: Hầm, nấu, ninh, xào, hấp, rang, luộc, om, nhúng.

4 Bữa ăn chính   Bữa ăn chính của người Việt bao gồm 01 món chủ lực (cơm), một món gia vị (nước chấm) và ba món ăn cơ bản đủ chất và cân bằng âm dương. Bữa ăn chính gồm 02 thành phần:

Chủ thực: gạo, mì hay màn thầu.

Cải thực: là các món cung cấp chất dinh dưỡng như rau, thị, cá và các món ăn bổ sung.

5 Sở thích   Thiên về ngon, phối trộn nhiều gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù không cung cấp nhiều chất dinh dưỡng (gân, chân gà, phủ tạng động vật…). Thiên về bổ dưỡng.
6 Khẩu vị Chua, cay, mặn, ngọt. Nam ngọt, Bắc mặn, Trung cay.

   Người Việt trong nghệ thuật nấu ăn rất thích lối đa vị và tất cả các vị ấy bổ sung cho nhau, tạo ra một vị tổng hợp rất phong phú.      Ví dụ món bánh tráng: vị lạt lạt của bánh tráng, thịt heo thì béo béo, dưa leo ngọt ngọt, mát mát, rau sống thơm đặc trưng theo từng loại, nước mắm thì chua ngọt.

Chua, cay, mặn, ngọt, đắng.   Nam ngọt, Bắc mặn, Đông cay, Sơn chua
7 Các loại cơm Cơm trắng

Cơm nắm

Cơm tấm

Cơm gà

Cơm hến

Cơm rang

Cơm trắng

Cơm chiên

Cơm xào

Cơm gà

8 Về rau   Có nhiều món rau luộc hay xào nhưng vẫn thích ăn rau sống.   Không ưa ăn rau sống, phải qua chế biến
9 Về cá   Các món kho, chưng, chiên…

Ngoài ra còn làm mắm và nước mắm.

  Các món kho, chưng, chiên…

 Không làm mắm, nước mắm

10 Về thịt   Chế biến thành các món quay, luộc, kho, xào, hầm.

Ngoài ra còn biết làm nem, bì và các loại chả như chả lụa, chả quế,….

Các món: quay, luộc, kho, xào, hầm.
11 Món canh   Canh nấu nước sôi thả nguyên liệu vào, đảo nhanh rồi nhấc xuống để giữ độ dòn cho rau cũ.

  Dùng ăn chung với cơm.

  Món canh có thể đậm đà, cầu kỳ nhưng đôi khi chỉ đơn giản là một bát nước luộc rau.

  Chế biến rất mất thời gian vì phải hầm mềm nguyên liệu trên ngọn lửa liu riu.

  Ăn riêng, không ăn chung với cơm.

  Nước canh để uống như 01 thức khai vị đầu bữa ăn vì thế món canh không cần đậm đà mà chỉ mang hương vị nhẹ nhàng, chủ yếu lấy chất ngọt chiết ra từ xương thịt hầm.

Kết luận

Trên đây là cách để bạn có thể dễ dàng so sánh ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực Việt Nam. Các phân tích và thông kê đã được thể hiện rõ ràng ở bảng phân tích này nhé!

Bạn nên xem thêm  Cách lựa chọn và bảo quản Quýt

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top