Thớt gỗ bẩn gấp 200 lần bồn cầu

Thớt gỗ là vật dụng nhà bếp quen thuộc của mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên chúng lại ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe nếu như bạn dùng sai lầm. Cùng imonanngon tìm hiểu chi tiết nguyên nhân sau đây nhé!

Nguyên nhân thớt gỗ bẩn mà bạn nên biết

Thớt gỗ bẩn hơn bồn cầu
Thớt gỗ bẩn hơn bồn cầu

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thớt là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn mà nhiều bà nội trợ vô tình bỏ quên. Bề mặt thớt là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn có hại trong đó có E.coli.

Nếu để thớt bẩn thì vi khuẩn sẽ sinh sôi và rất khó để loại bỏ, đặc biệt là đối với thớt cũ với nhiều rãnh cắt sâu. Vi khuẩn E.coli, salmonella và Campylobacter (các vi khuẩn gây tiêu chảy và bệnh đường ruột) có thể lây lan từ thớt sang thức ăn khi thớt được vệ sinh không đúng cách.

Cụ thể, những chiếc thớt gỗ có thể chứa nhiều vi khuẩn gấp 200 lần nhà vệ sinh bồn cầu nhất là khi bạn sử dụng thớt gỗ không đúng cách hoặc sử dụng một chiếc thớt gỗ quá lâu.

Thớt gỗ có độ đàn hồi cao, trọng lượng nặng, thích hợp để băm, chặt thức ăn. Tuy nhiên chúng lại có nhược điểm là dễ thấm hút nước và các loại mùi, nhanh cong vênh, có mùn, nứt, dễ mục.

Do đó, khi chọn mua thớt, bạn nên chọn loại gỗ có độ đàn hồi cao và tốt, không dễ bị cong vênh hoặc mục. Không nên vì tiếc tiền mà chọn những loại gỗ rẻ., thớt có nhãn mác hoặc nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm không rõ ràng.

Bạn nên xem thêm  Những thói quen ăn dưa hấu gây nguy hiểm

Cũng không chọn những chiếc thớt có bề mặt phủ lớp màu, vì đây là cách để nhà sản xuất che giấu các vết nứt hoặc thấm mốc bên dưới…

Không ngâm thớt trong nước muối mặn khi mới mua về

Thớt gỗ bạn hơn bồn cầu
Thớt gỗ bạn hơn bồn cầu

Khi mới mua thớt về, nhiều gia đình có thói quen dùng thớt ngay trong ngày. Nhưng nhất thiết, bạn nên phải làm thêm công đoạn ngâm thớt gỗ mới mua trong nước muối mặn theo tỷ lệ: 200 g muối/1lít nước. Thời gian ngâm thớt trong nước muối này bạn nên duy trì trong 24 giờ, sau đó phơi khô thoáng để giúp thớt có đủ độ ẩm, không bị rạn nứt.

Không chà rửa thớt đúng cách sau khi sử dụng

Sau khi sử dụng thớt, nhiều gia đình thường chỉ rửa sạch bằng mắt thường sau đó treo khô thớt lên. Nhưng điều này chưa đúng và có thể khiến cả nhà bạn bị tiêu độc, ngộ độc hoặc nhiều bệnh nghiêm trọng khác. Bởi thế, sau khi sử dụng thớt, bạn nên rửa thớt đúng cách. Chẳng hạn như, thay vì rửa thớt ở vòi nước lạnh, nên chuyển sang rửa từ vòi nước ấm hoặc nóng.

Bạn cũng không nên lạm dụng chất tẩy rửa hóa học mà thay vào đó, áp dụng những nguyên liệu tẩy rửa tự nhiên và an toàn hơn như: giấm, chanh, muối để chà trên bề mặt sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Làm vậy ngoài giúp loại bỏ mùi khó chịu trên thớt còn khiến thớt gỗ sạch sẽ hơn.

Không chịu thay thớt sau 6-8 tháng sử dụng

Thớt gỗ bẩn hơn bầu cầu
Thớt gỗ bẩn hơn bầu cầu

Thông thường sau thời gian sử dụng, mặt thớt sẽ bị đan chéo nhiều vết cắt, lâu ngày thức ăn giắt vào tạo nên ổ vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, với thớt dùng cho thức ăn chín, khoảng từ 6-8 tháng, bạn nên thay thớt một lần.

Bạn nên xem thêm  Những thực phẩm ăn đêm không sợ béo

Bí quyết chọn mua thớt phù hợp và an toàn cho sức khỏe

Nếu bạn băn khoăn không biết nên chọn thớt loại gì để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe cả gia đình thì tham khảo cách chọn thớt sau:

– Băm chặt mạnh nên chọn thớt gỗ.

Là vật liệu truyền thống, thớt gỗ được ưa chuộng sử dụng vì có độ đàn hồi cao, thích hợp với các loại dao, có thể dùng băm, chặt thức ăn với trọng lượng nặng. Tuy nhiên, nhược điểm của thớt này là dễ thấm hút nước và các loại mùi, dễ nứt, mốc, mục và nhanh cong vênh.

– Thái thức ăn chín nên chọn thớt nhựa.

Đây là loại thớt không chịu được các tác động lớn nên khi chặt, băm mạnh, thớt có thể bị nứt vỡ. Bạn nên dùng thớt này để thái các loại thức ăn đã qua chế biến, không cần dùng nhiều lực.

Trong quá trình sử dụng thớt nhựa, bạn cũng không nên dùng dao quá mạnh khiến các vết dao hằn trên thớt, tạo đường rãnh, khe hở cho vi khuẩn tấn công.

– Ngày nay, nhiều người đã chuyển sang sử dụng thớt kính cường lực.

Được làm từ thủy tinh chịu lực nên không bị mùn hay oxy hóa, thớt thủy tinh còn dễ lau rửa và chịu được nhiệt độ cao. Có thể chặt, băm như các loại thớt khác.

Bạn nên dùng thớt thủy tinh để thái thức ăn mềm, trái cây, rau củ, sushi, các món cơm cuốn, thức ăn đã được chế biến như thịt quay, thịt luộc, chả, giò thậm chí chặt và băm thức ăn chế biến trong gia đình…

Kết luận

Trên đây là cách để làm thớt gỗ bẩn mà bạn nên biết. Hy vọng với các bước thực hiện này sẽ giúp bạn có được lưu ý đến cách sử dụng thớt gỗ bẩn.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *