Đối với thịt
– Khi tẩm ướp thịt các bạn không nên chứa trong các vật dụng bằng kim loại, đặc biệt là nhôm. Axit có trong thịt sẽ ăn mòn kim loại vừa hại dụng cụ chứa đựng, kim loại “thôi” ra cũng ảnh hưởng tới chất lượng món ăn và sức khỏe của người dùng.
– Với những món ăn để nguyên khối lớn như: chân giò ninh măng, ngan nấu măng khô, thịt nướng kiểu Nga… Thời gian tẩm ướp lên tới vài giờ chúng ta nên cho vào tủ lạnh. Nhưng không nên để quá lâu, vì dù nhiệt độ thấp thịt chất lượng của thịt cũng có thể bị suy giảm.
– Với những món nướng, khi tẩm ướp bạn có thể cho thêm chút dầu ăn. Dầu ăn không có tác dụng làm mềm thịt như một số bạn vẫn nghĩ. Tác dụng của dầu ăn là khi nước sẽ sôi, hơn nữa chất béo dẫn nhiệt nhanh hơn so với protein (thịt nạc) sẽ giúp thịt nhanh chín và chín đều hơn.
Đối với cá biển
– Chọn cá còn tươi, đang bơi, hoặc mắt cá phải trong, thân rắn chắc, mang đỏ tươi. Rửa cá băng nước muối, bỏ mang và máu tanh.
– Khi ướp cá nên dùng ít mì chính. Ngoài ra trong quá trình chế biến, gia nhiệt món ăn có thể sử dụng một số phụ liệu có tác dụng khử mùi tanh và làm món ăn ngon hơn như: rau rau, nước chè…
Với cá nước ngọt
– Các bạn cũng chọn cá tươi, rửa sạch với nước muối, cạo hết nhớt. Tùy theo món ăn mà để nguyên hoặc đánh vẩy, sau đó ướp gia vị.
– Với cá trắm, cá mè nên cạo bỏ hết lớp màng đen trong bụng. Cá trê thì noài bỏ “hoa khế” thì còn có 2 cục tanh nằm ngay dưới vây trước cần phải bỏ.
– Với các món gỏi, wasabi thì sau khi mổ không nên rửa lại bằng nước, nên thấm khô bằng giấy bản, giấy thấm ko mùi, rồi thái mỏng, vắt nước cốt chanh, và gừng thái chỉ lên trên.
– Và cá sông khi chế biến các món có nước, sốt nên sử dụng rau thì là, hành lá. Thì là cũng có thể sử dụng trong các món cá chiên, chả cá nhưng phải thái nhỏ, nhuyễn.
– Cá kho thì nên sử dụng gừng, giềng để tẩm ướp.