Cách muối dưa kiệu chua ngọt – 3 bước ngâm chua giòn ngon tại nhà

Cách muối dưa kiệu cũng đơn giản như muối cà pháo và đơn giản hơn so với làm dưa món nhiều (vì không phải nấu nước đường).
Dưa kiệu chua ngọt là món ăn phổ biến trong những ngày tết, ngày thường thì khi mua vịt quay, lợn quay thì kiểu gì cũng được khuyến mại thêm một ít cũng với các loại rau thơm.
Mình khoái kiệu muối ở chỗ là nó không bị “hơi mồm” sau khi ăn và cũng không gây tình trạng mất đoàn kết, nghi ngờ nội bộ khi có tình trạng “xì hơi”. Bạn cũng có thể xem thêm công thức cách muối dưa cải giòn này để làm theo nhé!
Cách muối dưa kiệu chua ngọt

Cách muối dưa củ kiệu chua ngọt

Cách muối dưa kiệu cũng đơn giản như muối cà pháo và đơn giản hơn so với làm dưa món nhiều (vì không phải nấu nước đường).
Dưa kiệu chua ngọt là món ăn phổ biến trong những ngày tết, ngày thường thì khi mua vịt quay, lợn quay thì kiểu gì cũng được khuyến mại thêm một ít cũng với các loại rau thơm.
Thời gian chuẩn bị 30 minutes
Thời gian nấu 30 minutes
Tổng thời gian 1 hour
LOẠI ăn kèm
ẨM THỰC Việt Nam
Dành cho 4 người ăn
Số calories 190 kcal

Nguyên liệu
  

  • Kiệu: 1 kg
  • Muối: 150 gr
  • Dấm: 30 gr
  • Đường: 10 gr
  • Nước vôi loãng

Cách làm
 

  • Kiệu chọn loại to và trắng, cắt bỏ rễ, lá, ngâm trong nước vôi loãng 01 ngày. Nhặt lại, bóc vỏ ngoài, xả nước lạnh, phơi nắng 01 ngày cho kiệu héo.
  • Bắc nước sôi, cho kiệu vào trần qua, vớt ra để ráo nước.
  • Lấy lọ thủy tinh sạch xếp kiệu vào, đổ dấm + đường + muối, dùng phên cài để kiệu luôn ở dưới mặt nước, đậy kín nắp, để chỗ thoáng mát 3 - 4 ngày là dùng được.

Video

Ghi chú

Nếu bạn nào muốn giữ kiệu muối được lâu thì nên nấu nước mắm đường, hoặc khi thấy nước kiệu đục thì thay nước khác nhé.
Keyword cách muối dưa cải chua

Bí quyết chọn củ kiệu

Khi chọn kiệu, bạn nên chọn những củ kiệu ta, để khi muối lên kiệu sẽ giòn và thơm. Kiệu ta là những củ kiệu thân nở, đuôi kiệu nhỏ, mảnh và có thắt eo ở giữa. Bạn chớ bị đánh lừa mà chọn những củ kiệu to, mọng nước, những củ kiệu này khi muối sẽ rất mềm, không giòn không thơm và dễ bị hăng.
Ngoài ra tùy vào sở thích của mỗi người mà chọn những loại hành kiệu khác nhau. Thông thường, cách làm củ kiệu ngon ngày Tết thường sử dụng các loại hành như hành già, hành tía, hành bánh tẻ, kiệu Huế để muối. Nếu muốn bảo quản hành kiệu trong thời gian dài, chúng ta thường sử dụng hành già. Còn nếu muốn hành kiệu nhanh chín, chúng ta sẽ dùng hành bánh tẻ.

Cách muối dưa kiệu ngon
Cách muối dưa kiệu ngon

Bí quyết muối củ kiệu giữ được độ giòn lâu

  • Kiệu sau khi mua ở chợ về, nên ngâm qua tro có pha muối, để trong vòng 8 – 10 tiếng đồng hồ, nếu bạn nào bận có thể để qua đêm, nhưng chỉ nên để một đêm thôi nhé, nếu để lâu kiệu sẽ bị nhũn, thối.
  • Trước khi tước vỏ củ kiệu, bạn ngâm củ kiệu còn nguyên vỏ, nguyên rễ vào chậu nước có hòa sẵn tro bếp, phèn chua hoặc vôi trong. Những chất này sẽ khử đi vị hăng có trong củ kiệu, giúp kiệu giòn ngon và kiệu tiết bớt nước nên sẽ ngấm gia bị hơn, để được lâu hơn. Bên cạnh đó, kiệu khi ngâm nước sẽ dễ lột lớp vỏ bên ngoài hơn để khô.Bước này giúp cách làm củ kiệu của bạn trở nên hoàn hảo hơn nhiều.
  • Kiệu sau khi ngâm xong, các bạn vớt ra, để ráo ở một nơi thoáng mát, có nắng để kiệu héo lại, nhưng vẫn giữ được độ trắng giòn. Nên nhớ khi vớt kiệu ra tuyệt đối không rửa lại bằng nước nhé!
  • Trong quá trình muối kiệu, nên dùng giấm trắng, tránh dùng giấm nuôi, sẽ làm kiệu có màu vàng, mất vẻ đẹp mắt, trắng trong tươi mát. Khi gọt bỏ rễ kiệu các bạn đừng kĩ tính quá mà gọt sát và phần thịt, chỉ gọt một chút ở bên ngoài thôi, tránh kiệu bị ngâm úng, ngâm mềm, thúi khi ngâm kiệu.
Bạn nên xem thêm  Sổ tay nội trợ - chia sẻ bí quyết nấu những món ăn ngon "thần thánh" cho gia đình

Kết luận

imonanngon đã chia sẻ chi tiết đến bạn cách muối dưa kiệu chua ngọt ngon đón Tết. Hy vọng bạn có thể vận dụng tốt để có thể thực hiện thành công nhé!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Recipe Rating




Scroll to Top