Vì sao thịt ếch lại chứa nhiều sán?

Nhiều người cho rằng, thịt ếch có sán là hiện tượng bình thường, không có gì phải sợ hãi. Nếu muốn thưởng thức, chúng ta chỉ cần loại bỏ những chú sán có ở phần thịt mà thôi. Liệu điều này có thực sự chính xác? Câu trả lời sẽ được bật mí sau đây. Cùng imonanngon tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!

Ếch chứa sán
Ếch chứa sán

Thịt ếch chứa nang sán là hiện tượng bình thường ?

Chúng ta biết rằng, thịt ếch là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên, ếch cũng là loài vật dễ nhiễm ký sinh trùng gây bệnh nhất từ môi trường.
Bởi lẽ, ếch chủ yếu sống ngoài đồng ruộng, đầm lầy – những nơi có môi trường ẩm ướt. Đây là điều kiện tốt để những loài ký sinh trùng gây bệnh sinh sôi nảy nở. Cùng với đó, những ấu trùng này có màu trắng – thường lẫn vào màu thịt ếch nên rất khó phát hiện.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, tỷ lệ ếch, nhái có chứa ấu trùng sán ở ta cao tới 75%. Những ấu trùng sán này thường sống ký sinh ở ruột chó, mèo. Trứng sán theo phân chó, mèo hòa vào dòng nước, nở ra ấu trùng lông, xâm nhập và ký sinh trên các loài giáp xác.
Những cá thể nòng nọc sử dụng nước chứa ấu trùng sán, loài giáp xác bị sán ký sinh rồi phát triển thành ếch. Ấu trùng sán từ đây đã xâm nhập và cư trú trong cơ thể ếch.
Bởi vậy, sẽ không quá xa lạ khi bạn bắt gặp những cá thể sán đang ngọ nguậy vui đùa hay “tung tăng” tại vùng đùi, thịt của những chú ếch, nhái.

Một số loài giun, sán khác cũng ký sinh trên cơ thể ếch, nhái

Thịt ếch có sán
Thịt ếch có sán
Có khá nhiều loại giun, sán cư trú trên cá thể ếch. Một trong số đó cần phải kể đến là sán nhái Sparganum – có dạng hình sâu, màu trắng ngà, mờ đục, dài từ 3 – 50cm, rộng vài mm.
Sán nhái trưởng thành sống ký sinh ở ruột non của ếch. Khi xâm nhập vào cơ thể người qua đường thức ăn chưa được nấu chín, chúng tiếp tục tồn tại dưới dạng ấu trùng cư trú ở ruột, hình thành những khối u di chuyển được trong da và mô mềm, thường xuất hiện ở mặt, mắt, mu bàn tay, bụng…
Khối u này dần chuyển thành một nốt nhỏ hoặc một khối phù nề, gây ra những tổn thương đối với hệ thần kinh trung ương như làm rối loạn tri giác, liệt nửa người, hôn mê.
Nhiều trường hợp, chúng di chuyển từ ruột lên mắt, làm tổ ngay trong mắt. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị sớm, người ăn sẽ bị mù mắt.
Bên cạnh sán Sparganum, trong thịt ếch còn có ấu trùng giun đầu gai. Sau khi vào dạ dày, ấu trùng này sẽ chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp cơ thể, chui vào mắt, gan, phổi, ổ bụng…
Nếu di chuyển mắt, ấu trùng giun sẽ gây sưng, xuất huyết trong mắt, mù mắt. Nếu chui vào gan, phổi, chúng sẽ gây đau ở vùng gan, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, đau bụng…

Và những cách để bạn phòng ngừa việc nhiễm giun, sán từ thịt ếch

Ếch là món ăn nhiều dinh dưỡng bởi vậy, nhiều người khó lòng có thể từ bỏ món ăn ngon và giàu dinh dưỡng như vậy.
Do đó, để có thể ăn thịt ếch, bạn cần làm sạch ruột và tách những đường gân chỉ trên đùi ếch để loại bỏ những ấu trùng sán ẩn ở bên trong trước khi chế biến thành món ăn.
Khi nhận thấy những vùng màu trắng trên thịt cần loại bỏ những cá thể sán, hoặc khứa bỏ những vùng có sán đó. Nếu quá nhiều, bạn đừng nên tiếc khi loại bỏ hoàn toàn cá thể ếch đó.
Sán sẽ chết ở nhiệt độ cao, nên bạn cần nấu thật chín kỹ thịt ếch để hạn chế giun sán ký sinh còn tồn tại trong thực phẩm, xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể người. Tuyệt đối không ăn thịt ếch sống hay dùng thịt ếch sống đắp lên mắt để chữa bệnh đau mắt như quan niệm của một số người.
Việc làm thiếu khoa học này tạo điều kiện thuận lợi cho ấu trùng sán nhái xâm nhập vào da, mắt – gây u ở mắt, làm cho bệnh nhân có thể bị mù.
Một số các trường hợp khác ít gặp hơn là con người còn có thể bị nhiễm ấu trùng sán nhái do rửa mặt bằng nguồn nước có loài phù du, giáp xác bị nhiễm ấu trùng.

Kết luận

Trên đây là những thông tin hữu ích về việc thịt ếch có sán mà bạn không thể bỏ qua. Bạn đọc có thể tham khảo ngay công thức ở trên để tránh nhé.
Bạn nên xem thêm  9 thực phẩm không tốt cho sức khỏe tình dục

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top