Cách làm thịt thỏ rán
Nguyên liệu:
Vừng: 40 g
Trứng vịt: 1 quả
Bột mỳ: 20 g
Dầu rán: 100 g
Bột đao: 50 g
Dầu ăn: 0,2 lít
Gia vị: Muối, tiêu, mì chính, gừng, rượu trắng, nước mắm, đường, dấm, ớt, hành tỏi khô, màu hoa hiên (màu gạch tôm).
Rau ăn kèm: Rau xà lách, rau thơm, mùi.
Thịt thỏ rán sau khi được rắc vừng |
thịt thỏ rán
Nguyên liệu
- 1 kg Thịt thỏ mua loại chế biến sẵn trong siêu thị:
- 40 g Vừng:
- 1 quả Trứng vịt:
- 20 g Bột mỳ:
- 100 g Dầu rán:
- 50 g Bột đao:
- 0,2 lít Dầu ăn:
- Muối
- tiêu
- mì chính
- gừng
- rượu trắng
- nước mắm
- đường
- dấm
- ớt
- hành tỏi khô
- màu hoa hiên màu gạch tôm.
- Rau ăn kèm: Rau xà lách rau thơm, mùi.
Cách làm
- - Thịt thỏ tẩy gừng, rượu, dùng khăn thấm khô, lọc lấy thịt thái miếng vuông mỏng vừa, ướp với hành tỏi khô băm nhỏ, muối tiêu, mì chính để ngấm.
- - Lạc rang chín giã vỡ mảnh. Bột mỳ trộn lẫn bột đao trộn cùng trứng vịt quấy đều với già nửa chỗ vừng.
- - Chỗ vừng còn lại đem rang chín (vừng rất nhanh chín các bạn chỉ cần làm nóng chảo rồi cho vừng vào đảo sơ mấy cái là được).
- - Cho mỡ vào chảo đun sôi, nhúng thịt thỏ vào bát bột, thả vào chảo mỡ rán chín vàng lấy ra bầy vào đĩa. Dùng xà lách, rau thơm, mùi và ớt tỉa hoa để trang trí. Rắc vừng đã rang lên trên.
- - Pha nước mắm đường, dấm, tỏi, ớt thành nước chua cay mặn ngọt. Cho chút phẩm màu hoa hiên, đun sôi, xuống bột đao cho sốt sánh dung làm nước chấm.
Video
Ghi chú
Dinh dưỡng trong thịt thỏ
Thịt thỏ tuy không được ngon bằng thịt bò, thịt heo, thịt gà, thịt dê… nhưng lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Cụ thể, lượng protein khoảng 21,50%, cao gấp đôi so với thịt heo, thịt dê, thịt bò. Trong khi đó, lượng mỡ chỉ 0,4% bằng 1/16 thịt lợn, 1/5 thịt bò. Hàm lượng cholesterol cũng thấp hơn.
Thịt thỏ chứa nhiều vitamin, khoáng chất thúc đẩy việc trao đổi nhất giúp trẻ em phát triển toàn diện, nâng cao thể lực, kéo dài tuổi thọ cho người trưởng thành.
Những ai không nên ăn thịt thỏ?
Tuy chứa nhiều vitamin, khoáng chất, nguồn dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn. Những người bị yếu sinh lý, liệt dương, ham muốn yếu thì tốt nhất không nên ăn các món từ thịt thỏ.
Không đem thịt thỏ nấu với ba ba, thịt rùa hoặc chế biến những món này trên cùng một bữa ăn vì sẽ gây đau bụng tiêu chảy.
Không nấu hoặc ăn thịt thỏ với củ cải, rau cải vì sẽ sinh ra chất độc, gây ngộ độc.
Tại sao thịt thỏ bị hôi?
Thịt thỏ giàu dinh dưỡng nhưng lại có mùi hôi, nguyên nhân chủ yếu do:
- Khi sơ chế nếu không làm sạch lông thì thịt thỏ sẽ bị hôi, khó ăn.
- Ngoài ra ở phía trên thân của thỏ còn có một bộ phận tiết mùi hôi rất khó chịu, đặc biệt ở phần xương đuôi và hậu môn.
- Tuyến sữa ở thỏ cái tuy ngon nhưng cũng phát ra mùi hôi.
Cách sơ chế thịt thỏ không hôi
Bước 1: Cách cắt tiết thỏ: Tiến hành vệ sinh cổ thỏ – nơi cắt tiết. Cắt tiết đến khi thỏ chết hẳn (30 – 40 giây/con)
Bước 2: Chuẩn bị nước nóng với nhiệt độ 70 – 75 độ C, nhúng thỏ xuống nước nóng, cầm chân đưa qua đưa lại ở mức vừa phải. Sau đó nhổ sạch hết toàn bộ lông để giảm mùi hôi. Nên thui qua để làm sạch lông thỏ rồi rửa sạch.
Bước 3: Mổ bụng thỏ bằng dao nhọn, thỏ dễ vỡ ruột nên tiến hành nhanh gọn, cẩn thận. Lấy hết nội tạng ra ngoài.
Bước 4: Làm thịt thỏ không hôi: Cắt bỏ hết phần xương đuôi tiếp xúc với hậu môn, cắt bỏ tuyến sữa. Rửa sạch, treo lên để khô ráo nước rồi đem chế biến món ăn.