Lẩu sa tế cũng có rất nhiều biến thể khác nhau như lẩu sa tế tôm, lầu bò sa tế, lẩu sa tế bò viên… Đều là những món lẩu Đà Nẵng phải ăn khi du lịch nơi đây. Hôm nay, imonanngon sẽ chia sẻ với các bạn cách nấu Lẩu sa tế hải sản.
Một số bạn hay nhầm lẩu sa tế với lẩu Thái, lẩu chua cay. Tuy cùng cay nhưng rất khác nhau: lẩu thái chua cay đậm và có hương vị đặc trưng của sả, lá chanh và giềng. Lẩu chua cay thì dịu hơn, ít cay hơn. Còn lẩu sa tế thì lại là lẩu ngọt chứ không phải lẩu chua và có hương vị đặc trưng của sa tế.
Lẩu sa tế hải sản
Nguyên liệu
- Tôm tươi: 500 gr
- Mực tươi: 500 gr
- Ngao: 1 kg
- File cá: 300 gr
- Thịt bò: 300 gr
- Xương ống: 500 gr
- Rau ăn lẩu sa tế: rau muống cải canh, hành lá, cần, cải thảo. Và tùy theo "điều kiện" các bạn có thể bổ sung thêm các loại nấm như: nấm hương tươi, nấm kim châm, nấm đùi gà... vào danh sách đồ nhúng lẩu.
- Tỏi khô: 1/2 củ
- Sả: 2 củ
- Gừng: 1 miếng nhỏ.
- Dầu ăn
- Gia vị: nước mắm ngon hạt nêm, muối, đường.
- Chanh tươi ớt tươi
- Bún
- Và tất nhiên là:... SA TẾ
Cách làm
- Chuẩn bị nước dùng lẩu sa tế
- Nghe có vẻ oách thế thôi, chứ thực ra nước lẩu sa tế đơn giản, cũng như hầu hết các loại lẩu ngọt khác, ninh xương là ổn. Xương lợn các bạn rửa sạch, trần qua nước sôi, rửa lại rồi cho vào ninh với 2 lít nước lạnh, lấy nước dùng trong. (Tham khảo: cách nấu nước dùng trong). Nếu muốn nước ngọt và thơm hơn các bạn có thể cho vào nồi nước khoảng 500 gr củ cải trắng sau khi đã gọt vỏ, thái khúc ngắn.
- Sả đập dập, băm nhỏ.
- Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.
- Phi thơm 1/2 sả + tỏi + sa tế, cho vào nồi nước dùng.
- Tôm rửa sạch, cắt bớt râu, bày ra đĩa.
- Mực tươi bỏ mỏ cứng, lột da, bỏ ruột, rửa sạch, khía mắt võng rồi thái miếng vừa ăn.
- Fi lê cá (trắm, quả, ba sa gì cũng được), các bạn thái miếng dầy khoảng 0,5 cm.
- Thịt bò thái mỏng, to bản.
- Mực, bò và cá các bạn nêm ướp với một chút gia vị, gừng đập dập cho thơm và ngấm gia vị.
- Nấm hương rửa sạch, nấm kim châm cắt bớt chân, rửa sạch, bày ra đĩa.
- Các loại rau ăn lẩu cũng nhặt rửa sạch, để ráo nước rồi bày ra đĩa.
- Chuẩn bị nồi lẩu sa tế
- Khi nước dùng được các bạn cho sang nồi lẩu, cho nấm hương vào đun sôi. Cho nghao vào trước cho nước ngọt hơn rồi nhúng tới các loại hải sản khác, rau. Dọn cùng với bún, nước mắm ớt và muối tiêu chanh.
Video
Ghi chú
Trên đây là những chia sẻ với các bạn cách nấu Lẩu sa tế Hải sản ngon, các nấu lẩu sa tế tôm cũng tương tự, chỉ thay hải sản bằng tôm. Duy chỉ có Lẩu bò sa tế là có điểm khác biệt, vì bò có đặc trưng riêng, mình sẽ trình bày trong một dịp khác.
Gợi Ý Thưởng Thức: Lẩu sa tế hải sản thường được thưởng thức trong những ngày se lạnh hoặc các dịp sum họp gia đình. Hương vị cay nồng kết hợp với sự tươi mát của hải sản tạo nên một trải nghiệm ẩm thực độc đáo.
5 Câu Hỏi Thường Gặp:
- Có thể thay đổi loại hải sản trong lẩu sa tế không? Tất nhiên, bạn có thể thay thế các loại hải sản bằng những loại khác như ngao, sò điệp hoặc cua theo sở thích.
- Làm thế nào để điều chỉnh độ cay của lẩu sa tế? Hãy thêm sa tế vào nồi dần dần và thử nếm để điều chỉnh độ cay sao cho phù hợp với khẩu vị của bạn.
- Có thể thêm thêm rau và nguyên liệu khác vào lẩu không? Tất nhiên, bạn có thể thêm rau xanh, nấm, hoặc các loại gia vị khác vào lẩu để tạo thêm đa dạng hương vị.
- Làm thế nào để nước dùng không bị quá cay? Hãy điều chỉnh lượng sa tế và gia vị trong nước dùng để tạo sự cân bằng hương vị.
- Có thể bảo quản lẩu sa tế hải sản trong tủ lạnh bao lâu? Lẩu sa tế hải sản nên được ăn ngay sau khi chế biến để đảm bảo ngon miệng và thực phẩm an toàn.
Kết Luận: Lẩu sa tế hải sản là món ăn đậm đà và ngon miệng, kết hợp giữa hương vị cay nồng của sa tế với sự tươi mát từ các loại hải sản. Hãy thử chế biến món ăn này và trải nghiệm hương vị đặc biệt từ hải sản kết hợp với sa tế. Đừng quên chia sẻ cách làm và đăng ký theo dõi blog để không bỏ lỡ những bài viết thú vị khác về ẩm thực!