Mứt dừa non không bị chảy nước về cơ bản cũng như các loại mứt khác. Nhưng chỉ không khéo một chút là bị chảy ngay chỉ sau vài tiếng ra lò. Bài viết này của imonanngon sẽ chia sẻ với bạn cách làm mứt dừa non chuẩn ngon mà không bị chảy nhé.
Cách làm mứt dừa non không bị chảy
Mứt dừa non về cơ bản cũng như các loại mứt khác. Nhưng chỉ không khéo một chút là bị chảy ngay chỉ sau vài tiếng ra lò. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn cách làm mứt dừa non chuẩn ngon mà không bị chảy nhé.
Nguyên liệu
- Cùi dừa non: 1 kg
- Đường trắng: 500 gr
- Vani: 1 ống
Cách làm
- Dừa non mua về các bạn gọt sạch lớp vỏ nâu bên ngoài. Thái dừa thành hình que, kích thước gần bằng đầu đũa.
- Rửa sạch dừa non với vài lần nước để loại bỏ bớt dầu trong dừa.
- Đun sôi nước, cho dừa vào trần qua 2 - 3 phút rồi vớt ra rổ, để ráo nước.
- Cho dừa vào tô, thêm đường, xóc đều, để qua đêm cho dừa thấm ngọt và đường tan chảy hết.
- Qua hôm sau các bạn làm nóng chảo, cho dừa và đường vào đun sôi ở nhiệt độ vừa phải, thỉnh thoảng đảo đều.
- Khi đường gần cạn các bạn vặn nhỏ lửa, cho vani, và đảo thường xuyên hơn.
- Đảo cho đến ki đường kết tinh, mứt khô dần. Mứt dừa càng khô thì bảo quản càng lâu và không bị chảy. Nhưng các bạn cũng không nên để khô quá, vì mứt dừa non ăn còn cảm giác deo dẻo mới ngon.
- Khi mứt khô, tắt bếp, để nguội hẳn rồi cho vào hũ thủy tinh, đậy kín nắp, để nơi khô ráo, thoáng mát.
Video
Ghi chú
Cách làm mứt dừa non không bị chảy bạn đã thử chưa. Nếu chưa thì đọc ngay các bước ở trên và thực hiện theo nhé!
Những lưu ý trong quá trình làm mứt dừa non không bị chảy nước
- Trước khi cho vào sên nên rửa thật sạch hết dầu trong dừa. Vì nếu vẫn còn dầu thì mứt sẽ nhanh ra dầu và làm ướt mứt. Thậm chí dẻo quạnh không khô được và làm mứt bị hỏng nhanh khó bảo quản.
- Trong một số trường hợp mứt không kết tinh được là do thiếu đường. Vì vậy khi ướp mứt thì bạn cần chú ý ướp theo đúng tỷ lệ 1:1 như trên. Còn nếu lỡ để ít hơn khiến cho mứt không kết được thì cho thêm đường vào sên tiếp.
- Khi sên nên để lửa nhỏ, tránh trường hợp lửa to quá sẽ làm cho đường bị cháy, keo lại không kết tinh được. Nếu mứt keo lại, sên mãi không kết tinh được thì đem dừa rửa sạch hết đường cũ rồi ướp lại theo đúng tỉ lệ như trên.
- Mứt thành phẩm dính vào nhau là do bạn chưa sên hết đường, vì thế khi tắt bếp rồi bạn vẫn phải tiếp tục đảo đều cho các miếng mứt tách rời nhau.
- Đổ mứt ra mâm, đeo bao tay và xóc mứt tơi trước quạt cho nguội hẳn. Sau đó tiếp tục hong trước quạt thêm 2-3 tiếng mới đóng túi.
- Nếu mứt chảy nước mà nhà có lò sấy thì sấy lại 15 phút ở 100 độ. Sau đó đeo bao tay và hong mứt trước quạt đến khi khô hẳn và quạt thêm khoảng 2-3 tiếng.
Mẹo bảo quản mứt dừa giữ được lâu và ngon
- Chú ý, chỉ khi mứt thật nguội mới đem đi cất. Vì chỉ cần lơ là chút, cất mứt khi còn hơi nóng cũng sẽ làm mứt dừa chảy nước, mất vị ngon.
- Nên bảo quản đựng mứt dừa trong các túi zip hoặc lọ thủy tinh kín khí. Đồng thời khi đóng gói nên cho thêm vào trong đó một lớp đường để giúp hút ẩm, bảo quản mứt được lâu hơn.
- Khi dùng mứt chỉ nên lấy ra một chút đủ ăn tránh lấy nhiều làm phần mứt dư tiếp xúc với không khí bên ngoài sẽ làm chảy nước.
- Không nên để mứt dưới nơi có ánh nắng chiếu vào trực tiếp vì nó sẽ làm cho đường tan chảy làm ảnh hưởng đến chất lượng mứt dừa.
Kết luận
Trên đây là các bước bảo quản mứt dừa non không bị chảy nước mà bạn cần biết. Hy vọng với các bước này sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện món mứt dừa thơm ngon chiêu đãi bạn bè ngày Tết nhé!